10 lỗi thường gặp trong nấu ăn nhiều chị em mắc phải
Dùng sai loại dao thớt, để bàn bếp bừa bộn, nấu luôn thịt mới lấy từ trong tủ lạnh... là những sai lầm phổ biến mà nhiều bà nội trợ mắc phải.Để việc nấu ăn trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn, các bạn hãy tránh những sai lầm dưới đây nhé.
1. Không đọc hết công thức trước khi bắt đầu nấu
Khi bắt tay vào nấu một món ăn mới, mọi người thường phải nhờ cậy đến công thức nấu ăn. Tuy nhiên, nhiều người thay vì đọc kĩ một lượt toàn bộ công thức, họ chỉ đọc đến đâu làm đến đó mà không biết rằng một số công thức không được viết theo đúng thứ tự. Bởi vậy, đôi khi đang làm dở quá trình, bạn sẽ phát hiện ra rằng mình đã bỏ thiếu một vài nguyên liệu.
Để tránh tình trạng này, các bạn hãy đọc hết toàn bộ công thức một cách cẩn thận trước khi bắt tay vào chế biến, bởi như vậy sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ nhất mọi nguyên liệu và dụng cụ cần thiết.
2. Sử dụng không đúng loại thớt
Không ít người có thói quen chỉ dùng duy nhất một loại thớt để chặt, băm, thái… tất cả các nguyên liệu, thành phần nấu ăn. Tuy nhiên, thói quen này hết sức sai lầm.
Thớt có nhiều loại cùng với các kích thước khá nhau, chính vì thế bạn cần biết loại nào nên dùng trong việc gì. Chẳng hạn, nếu muốn thái lát trái cây hay cắt nhỏ các đồ vật trang trí món ăn thì bạn chỉ cần dùng đến những chiếc thớt nhỏ xinh. Còn trong trường hợp bạn cần chặt nguyên một con gà thì bạn nên chuyển sang chiếc thớt to và chắc chắn hơn.
Không chỉ phải sử dụng đúng loại kích cỡ thớt, bạn cũng cần lưu ý khi dùng thớt thái đồ sống và đồ chín, như vậy sẽ đảm bảo cho chất lượng món ăn và sức khỏe của gia đình. Vì thế, bạn hãy đầu tư và sử dụng đúng loại thớt trong từng công đoạn nhé.
3. Sử dụng sai loại dao
Cũng giống như trường hợp ở trên, nhiều người đang mắc phải sai lầm này. Bạn nghĩ rằng một chiếc dao có thể được sử dụng trong mọi trường hợp, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Sai lầm này sẽ khiến công việc bếp núc của bạn trở nên mất thời gian hơn.
Trong trường hợp này, trước khi lấy dao, bạn hãy nghĩ xem bạn sẽ dùng chúng như thế nào. Bạn cần dùng để để giập tỏi hay sơ chế những thực phẩm lớn hơn như gà nguyên con để từ đó chọn loại dao phù hợp. Để tiện lợi khi chọn lựa, trong gian bếp nhà bạn nên có một bộ dao với đầy đủ các kích cỡ khác nhau.
4. Bàn bếp quá bừa bộn
Để bàn bếp quá bừa bộn chính là một trong những sai lầm nghiêm trọng mà nhiều bà nội trợ mắc phải. Điều này không chỉ khiến không gian nấu ăn trở nên chật hẹp mà còn tạo điều khiển cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào. Chính vì thế, sau khi nấu ăn, các bạn hãy cố gắng dọn dẹp thật gọn gàng, nhớ lau chùi bếp ga và bàn bếp.
5. Cho thực phẩm vào chảo/nồi còn lạnh
Việc bỏ thức ăn ngày vào chảo/nồi đang lạnh sau đó mới cho dầu mỡ vào có thể khiến thức ăn ngấm dầu mỡ và bị dính chảo. Vì thế để không phải mất thời gian cậy, đảo từng miếng thực phẩm bám dính vào chảo, bạn hãy đảm bảo rằng chảo được làm nóng trước khi cho nguyên liệu nấu ăn vào.
6. Nấu luôn thịt mới lấy từ tủ lạnh
Sau khi miếng thịt được lấy ra từ ngăn đá tủ lạnh, nhiều người đã bỏ qua bước rã đông mà bắt tay vào việc chế biến luôn. Với thói quen này, khi nấu miệng thịt sẽ có khả năng chỉ chín được phần bên ngoài, trong khi đó phần bên trong thì vẫn cháy.
Vì thế, với những miếng thịt đông cứng, bạn nên có thao tác rã đông bằng một bồn nước lạnh hoặc tủ lạnh. Với phương pháp trong tủ lạnh, bạn hãy lấy miếng thịt ra khỏi ngăn đá và chuyển xuống ngăn mát, thời gian rã đông là từ 8 đến 24 giờ tùy thuộc vào khối lượng của miếng thịt.
Còn với cách rã đông bằng bồn nước lạnh, bạn hãy cho nguyên túi thịt được bọc tín vào nồi hoặc bát nước mát. Cứ 30 phút bạn lại thay nước một lần. Quá trình rã đông này chỉ mất một giờ hoặc ít hơn.
7. Không cho gia vị trong khi nấu
Quên nêm gia vị khi nấu là sai lầm tai hại làm món ăn của bạn nhạt nhẽo, mất cân bằng. Bởi vậy, trong quá trình chế biến, bạn nhớ cho thêm gia vị ngay từ sớm để chúng có thể ngấm tốt hơn vào đồ ăn
8. Nấu quá nhiều thực phẩm trong một chiếc nồi/chảo
Việc bạn nấu quá nhiều thực phẩm trong 1 nồi/chảo khiến cho chúng không thể ngấm đều gia vị và chín đều. Do đó, để chất lượng món ăn được ngon hơn, bạn hãy dùng đúng cỡ chảo/nồi so với lượng thực phẩm cần nấu. Nếu chảo/nồi quá nhỏ trong khi đồ ăn thì nhiều thì bạn nên chia nhỏ số lần nấu.
9. Không nếm thức ăn khi nấu
Nấu mà không nếm gia vị cũng giống như việc bạn viết 1 cuốn sách mà không cần đọc và sửa bản in thử. Đến khi vào bàn mới nếm khiến món ăn của bạn có khả năng thiếu hoặc mất cân bằng hương vị. Vì thế, đừng quên nêm nếm ngay khi nấu để kịp điều chỉnh gia vị cần thiết.
10. Vội vàng ăn thịt ngay sau khi chế biến xong
Bạn đang đói và sốt sắng muốn dùng bữa ngay khiến bạn không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của đĩa thịt thơm lừng vừa được chế biến xong. Tuy nhiên, với các loại thịt chế biến kiểu bít tết (thịt gà , thăn lợn, …) được nấu trong lò hoặc nướng trên vỉ thì bạn không nên làm như vậy. Bởi khi ấy, nếu thái ngay lập tức nước từ thịt sẽ chảy xuống thớt hoặc đĩa.
- Đang online: 2
- Hôm nay: 218
- Hôm qua: 272
- Lượt truy cập: 188078